Mô tả
MẮM CÁ CƠM XỨ GÒ
Thành phần
Cá cơm thiên nhiên (90%), nước mắm truyền thống, tỏi, ớt, gừng, đường, muối. Cá cơm được sơ chế công phu khi cắt bỏ phần đầu, đuôi, bụng cá, thực khách hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng và bảo quản
- Tách lớp bảo quản tự nhiên bằng thạch muối đậy trên bề mặt sản phẩm trước khi sử dụng.
- Đậy kín sau khi mở nắp và giữ ở nhiệt độ 5-10°C trong ngăn mát tủ lạnh.
Sản phẩm không sử dụng:
- Chất bảo quản
- Chất điều vị
- Phẩm màu
- Hương liệu
Khi mở nắp sẽ có khí gas nhẹ vì được lên men tự nhiên theo công thức truyền thống lâu đời.
Món mắm cá cơm chua ăn cùng bún, rau sống thường lôi cuốn khách trong các bữa tiệc. Cách chế biến cũng không khó. Cá cơm cắt đầu, bỏ ruột, chà bằng rổ tre cho sạch vảy. Để ráo nước, rải phơi nắng vừa độ dai và trong. Đâm nhuyễn tỏi, ớt vừa khẩu vị trộn đều với cá, sắp khéo vào hũ thủy tinh, nấu nước mắm ngon cùng đường cát trắng cho sôi, để nguội đổ ngập cá. Mía chặt lóng chẻ tư gài ép cá không cho nổi, đậy kín. Bình quân 2 kg cá cơm khi thành phẩm còn độ 1 kg mắm. Để từ 10 đến 15 ngày, mắm có mùi thơm là dùng được. Khi ăn, xắt khóm miếng nhỏ, rim đường cát cho dẻo, đu đủ xanh bào sợi bóp muối, vắt khô sẽ giòn và không làm nát cá. Trộn các thứ với mắm, thêm chanh, ớt tuỳ thích. Nếu trộn để hai ngày sau mắm sẽ chua và thơm ngon hơn. Ăn kèm thịt phay luộc, bún, khế, chuối hột non, dưa leo và các loại rau thơm. Những vị này hòa lẫn nhau tạo cảm giác rất ngon miệng, trên hết vẫn là hương mắm cá cơm ngọt dịu, đằm thắm chất quê.
Tuy là món ăn bình dân dễ chế biến, nhưng mắm cá cơm chua rất được ưa chuộng và thường không thiếu vắng trong các buổi tiệc, giỗ của người Gò Công chính gốc./.